Đạn thần công cận đại Đạn

Thời cận đại, súng thần công bắn đạn có động năng lớn để phá vỡ thành trì. Đạn được làm bằng gang đặc đúc hình cầu, hoặc đá mài tròn, sau cuộc chiến, người ta đi nhặt đạn gang về dùng lại. Đạn cầu để khi quay lộn trong không khí giảm tản mát. Lúc đó, chưa nhồi được nhiều thuốc nổ bắn trái phá góc thấp đi xa, có lẽ do chưa có biện pháp chống trái phá nổ ngoài ý muốn. Các lựu pháo bắn đạn trái phá góc thấp nhồi ít thuốc bắn kiểu đập đất nảy lên để thêm tầm văng. Lúc đó còn có đạn ria, đạn gồm bi chì, mảnh gang nhỏ, đặt trong một cái hộp hở miệng, nhồi hộp vào pháo như nhồi đạn cầu, bắn xong nếu còn giữ được trận địa thì đi nhặt hộp về.

Paixhans người Pháp đã chế ra pháo bắn đạn trái phá nhồi nhiều thuốc đẩy vào giữa thế kỷ 19. Đến nay lựu pháo bắn đạn nhồi nhiều thuốc nổ, bắn đạn hạng nặng đi xa. Đạn không còn hình cầu nữa mà dài ra, giảm sức cản. Đạn dài giữ được hướng, không quay lộn nhờ hai cơ chế: xoay ổn định và cánh ổn định. Đạn xoay ổn định được thiết kế sao cho tâm khí động cách xa tâm khối lượng, quay quanh trục đạn như con quay, tương tác với không khí, luôn đẩy tâm khối lượng đi sau tâm khí động. Đạn cánh ổn định như mũi tên, cánh đuôi làm hơi nghiêng để đạn xoay nhẹ trong không khí, bù các sai số chế tạo. Thiết kế nếu để đường kính lớn và xoáy nhanh quá thì đạn có thể bị lộn đầu.

Ngày nay, đạn có rất nhiều loại.